Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp? mức hưởng tối đa là bao nhiêu?

BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. Khi đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ đang đóng BHTN phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013.

Vấn đề đặt ra là thời gian đóng BHTN bao lâu thì đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Đồng thời, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa trong năm 2021 là bao nhiêu?

MỨC HƯỞNG TỐI ĐA LÀ BAO NHIÊU
Mức hưởng BHTN cao nhất là bao nhiêu?

Thứ nhất, thời gian đóng BHTN bao lâu thì đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, một trong những điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là phải đảm bảo thời gian đóng BHTN, cụ thể tại Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 quy định:

  • Một là, đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này.

Trong đó, điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định về HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

  • Hai là, đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này”.

Đối với điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Tuy nhiên, loại HĐLĐ này đã bị xóa bỏ và không còn quy định trong loại HĐLĐ tại Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 (Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021).

Như vậy, hiện nay NLĐ muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chỉ cần đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ.

Thứ hai, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa trong năm 2021 sẽ là bao nhiêu.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.

Một là, mức tối đa 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, ngày 09/5/2019 quy định từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là không quá 05 lần mức lương cơ sở, tức là không quá 7.450.000 đồng/tháng (5 x 1.490.000 đồng/tháng).

Hai là, mức tối đa 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ. Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, ngày 15/11/2019 quy định mức lương tối thiểu vùng như sau:

  1. Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

2. Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

3. Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

4. Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng (5 x mức lương tối thiểu vùng). Cụ thể, không quá: 22.100.000 đồng/tháng tại vùng I; 19.600.000 đồng/tháng tại vùng II; 17.150.000 đồng/tháng tại vùng III; 15.350.000 đồng/tháng tại vùng IV.

Nhiều người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tư vấn, giải quyết. Hãy liên hệ với Tổng đài BHXH Việt Nam Xem số Tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam tại đây Đây là số Tổng đài chính thức, các số khác đều không phải của ngành BHXH VN.

Chia sẽ bài viết:

Hiện có 10 ý kiến cho bài viết

  1. TH đã đóng BH nhưng nghỉ việc chưa hưởng BHTN, sau đó đi làm lại và tiếp tục đóng thì quy định phải đóng bao lâu để đc lãnh BHTN, hay vẫn phải tham gia từ đủ 12 tháng như người mới tham gia

  2. Nộp hồ sơ hưởng bhtn tại q6, họ yêu cầu hồ sơ online gồm số hộ khẩu. Trong khi sổ hộ khẩu của em đã bị bên công an thu hồi theo chính sách mới về quản lí dân cư của cục cảnh sát.
    Họ chỉ trả cho e số định danh cá nhân và biên bản thu hồi sổ hộ khẩu.
    Vậy e cần làm gì để bổ sung đủ hồ sơ? Giấy tó nào có thể thay thế sổ hộ khẩu để nộp ạ?

    1. Hiện tại chưa có hướng dẫn mới về việc thay thế sổ hộ khẩu nên bạn có thể photo biên bản thu hồi sổ hộ khẩu đó cung cấp cho BHXH để được hướng dẫn bạn nhé

    1. Khi bạn nghỉ việc,(đã được chốt sổ BHXH đầy đủ và có Quyết định nghỉ việc) thì bạn đến trung tâm dịch vụ việc làm để làm hồ sơ nhé

  3. Cái điều kiện 12 tháng thì rễ nhưng lại phải trong thời gian 24 tháng. Tức là vẫn phải đóng 24 tháng còn gì đúng không ạ? Bởi vì làm gì có chuyện tham gia bảo hiểm mà lại không phải đóng thất nghiệp đâu. Người nhà tôi đã từng đi làm thất nghiệp nhưng k được vì cái lý do phải trong vòng 24 tháng đó. Nếu có nộp đủ 12 tháng trở nên vẫn trưa đủ điều kiện hưởng. Thà rằng bảo là đủ 24 tháng đi cho nhanh như vậy người lao động rễ hiểu hơn

    1. Điều kiện “đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc” được hiểu như thế này bạn nhé. Có nghĩa là lúc bạn nghỉ việc tính ngược lại 24 tháng, mà trong thời gian này bạn có tham gia được 12 BHTn là đủ điều kiện hưởng. Quy định này đối với những ai làm một công ty vài tháng rồi “nhảy” sang công ty khác sẽ rất có lợi nhé!

Comments are closed.