Những việc cần làm khi nghỉ việc để hưởng đầy đủ quyền lợi từ Bảo hiểm xã hội?

Khi người lao động nghỉ việc thì sẽ được hưởng các chế độ gì từ Bảo hiểm xã hội. Bởi nghỉ việc là điều không thể nào tránh khỏi đối với người lao động trong quá trình làm việc. Do đó người lao động cần lưu ý một số vấn đề sau để được hưởng quyền lợi từ Bảo hiểm xã hội.

việc cần làm khi nghỉ việc
Ảnh minh họa

Chốt sổ Bảo hiểm xã hội và nhận giấy tờ chứng minh thôi việc

Được quy định bởi Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Bên cạnh đó tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng chỉ ra rằng “Người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động có thể đề nghị đơn vị sử dụng lao động nhanh chóng thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH, trả lại sổ cùng các giấy tờ đã giữ của người lao động.

Thực hiện hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong khi chờ đợi tìm việc làm mới, người lao động có thể làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp để giảm bớt một phần áp lực từ kinh tế khi chưa có việc làm. Để được hưởng trợ cấp này, người lao động cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 như sau:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động , trừ các trường hợp sau đây:
    • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động việc trái pháp luật;
    • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định:
    • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    • Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động đủ điều kiện thì làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Mỗi tháng được hưởng 60% mức bình quân đóng Bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề  trước khi nghỉ việc.

Bảo lưu Bảo hiểm xã hội hoặc hưởng Bảo hiểm xã hội một lần

Trường hợp bảo lưu BHXH:

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH 2014 như sau: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Sau khi nghỉ việc có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để cộng dồn khi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện đến khi hết tuổi lao động mà có 20 năm đóng BHXH trở lên thì được nhận lương hưu và thẻ BHYT.

Trường hợp nhận BHXH một lần:

Nếu sau khi nghỉ việc người lao động không có mong muốn tiếp tục đóng BHXH mà có nhu cầu hưởng BHXH một lần thì sau một năm nghỉ việc thì liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần.

HTML tutorial

Nhiều người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tư vấn, giải quyết. Hãy liên hệ với Tổng đài BHXH Việt Nam Xem số Tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam tại đây Đây là số Tổng đài chính thức, các số khác đều không phải của ngành BHXH VN.

Chia sẽ bài viết:

Hiện có 2 ý kiến cho bài viết

  1. Nếu quá thời hạn 3 tháng nhưng người sử dụng lao động không chốt sổ bhxh cho người lao động thì bị xử lý như thế nào

Comments are closed.