Bảo hiểm xã hội bắt buộc khác bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?

Bạn đọc Bùi Công trận (tranbui251@gmail.com) có thắc mắc như sau: Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện có lời hay lỗ ạ, bảo hiểm xã hội bắt buộc khác bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào ạ?.

Chính sách BHXH là một trong những chính sách an sinh xã hội rất nhân văn của Đảng và Nhà nước, nhằm đảm bảo mọi công dân có quyền được hưởng an sinh xã hội. Chính sách BHXH không nhắm mục đích lợi nhuận, BHXH hiện tại gồm có 02 hình thức đó là BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, quy định chi tiết về quyền lợi, mức đóng, chế độ của mỗi hình thức là rất nhiều. Khó có thể nêu chi tiết cho bạn trong bài viết này.

Tuy nhiên để bạn hiểu những điểm cơ bản khác nhau, giống nhau của 02 hình thức thì chúng tôi xin đề cập đến một số nội dung như sau:

BHXH bắt buộc: Người lao động là công dân Việt Nam có hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên, cán bộ công chức, viên chức, Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu,……. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. (có thể hiểu ngắn gọn là người làm việc có hợp đồng lao động có hưởng lương).

BHXH tự nguyện: Là các đối tượng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như người nông dân, lao động tự do….

BHXH bắt buộc: Mức đóng BHXH bắt buộc căn cứ trên mức lương mà người lao động ký kết với người sử dụng lao động (công ty, cơ quan, đơn vị…). Đối với người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được người sử dụng lao động hỗ trợ một phần mức đóng, mức đóng bao gồm BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp:

Tổng tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN của người sử dụng lao động (Công ty, Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị…) là 21,5%, trừ người lao động là cán bộ, công chức, thì đơn vị không phải trích đóng 1% BHTN.

Tổng tỉ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động là 10,5%, trừ người lao động là cán bộ, công chức không phải trích đóng 1% BHTN.

Hàng tháng người sử dụng lao động và người lao động sẽ trích nộp cho cơ quan BHXH.

BHXH tự nguyện: Khác với BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ đóng BHXH không có BHYT hay bảo hiểm thất nghiệp. Do người tham gia BHXH là người lao động tự do không có hưởng lương nên người tham gia sẽ được lựa chọn căn cứ đóng cho mình. Tuy nhiên căn cứ đóng thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (1,500,000), tỉ lệ đóng BHXH tự nguyện là 22%. Ngoài ra người tham gia còn được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1 phần mức đóng (đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ 99,000đ/ tháng; hộ cận nghèo là 82,500đ/ tháng; đối tượng bình thường là 33,000đ/ tháng)

BHXH bắt buộc: Người tham gia sẽ được hưởng 05 chế độ gồm: Chế độ Hưu trí; chế độ tử tuất; chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

BHXH tự nguyện: Do chỉ đóng BHXH nên người tham gia chỉ hưởng được 02 chế độ cơ bản là chế độ Hưu trí và chế độ tử tuất.

Kết luận: Với những thông tin trên thì có thể thấy 02 hình thức BHXH là hoàn toàn khác biệt nhau. Trong khi BHXH buộc muốn tham gia thì người tham gia phải có hợp đồng lao động mang tính chất tiền lương. Còn BHXH tự nguyện dành cho mọi người không làm việc theo hợp đồng lao động (làm việc tự do).

BHXH bắt buộc được đóng cả BHXH, BHYT, BHTN, được người sử dụng đóng một phần tuy nhiên BHXH tự nguyện chỉ đóng BHXH và phải tự đóng.

Việc tham gia BHXH (kể cả BHXH tự nguyện hay BHXH bắt buộc) đều vì mục đích an sinh, đảm bảo người người đều có thu nhập khi hết tuổi lao động, khi về già không còn sức khỏe lao động. do đó việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ mang ý nghĩa lâu dài về sau, còn nếu người tham gia với mục đích “để hưởng 1 lần” thì không nên chọn hình thức này do người tham gia phải tự đóng.

Nhiều người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tư vấn, giải quyết. Hãy liên hệ với Tổng đài BHXH Việt Nam Xem số Tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam tại đây Đây là số Tổng đài chính thức, các số khác đều không phải của ngành BHXH VN.

Chia sẽ bài viết:

Ý kiến của bạn