Lao động nữ khi sinh con được nghỉ thai sản bao lâu?

Bạn đọc “Ngô Thị Diễm H”, quê quán: xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

Chị có gửi đến câu hỏi đến Tuvanbhxh như sau: “Hiện chị đang mang thai được 5 tuần rồi, đây là đứa con đầu lòng nên chị khá lo lắng. Cho chị hỏi là đến tháng thứ mấy chị mới được nghỉ hưởng chế độ thai sản và nghỉ được bao lâu vậy. Chị xin cảm ơn!”

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi trên TUVANBHXH, chúng tôi xin thông tin đến cho chị như sau:

Chúc mừng chị và gia đình đã có một thành viên mới. Đối với những người làm cha làm mẹ, giây phút hạnh phúc nhất có lẽ là khi họ nhìn thấy con mình chào đời. Nên vấn đề lo lắng như chị là điều bình thường đối với NLĐ khi có con nói chung và NLĐ nữ khi mang thai nói riêng.

THỨ NHẤT – VỀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Căn cứ điểm b Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 thì khi Lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện sau:

+ Trường hợp lao động nữ mang thai thông thường thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

+ Trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Kèm theo điều kiện là đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên.

THỨ HAI – VỀ THỜI GIAN HƯỞNG CHẾ ĐỘ KHI SINH CON

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định như sau:

“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.

Căn cứ Khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này (như trên), nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với NSDLĐ.

Lưu ý:

  1. Thời gian hưởng chế độ thai sản trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
  2. Nếu lao động nữ muốn nghỉ sớm hơn thời gian trên thì có thể thỏa thuận xin nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động với NSDLĐ (điểm d Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019).

Như vậy, theo thông tin chị cung cấp và những căn cứ trên thì có thể tháng thứ 7 trở đi (trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng) chị có thể được nghỉ hưởng chế độ thai sản. Và thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của chị là 06 tháng (tính cả thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con). Tuy nhiên, chị có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với NSDLĐ hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động với NSDLĐ.

Trên đây là những thông tin mà Tuvanbhxh muốn thông tin đến chị, mong là sẽ hữu ích cho chị. Nếu có vấn đề thắc mắc gì thì chị cứ inbox hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết nhé, chào chị!

Nhiều người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tư vấn, giải quyết. Hãy liên hệ với Tổng đài BHXH Việt Nam Xem số Tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam tại đây Đây là số Tổng đài chính thức, các số khác đều không phải của ngành BHXH VN.

Chia sẽ bài viết: