Nghỉ thai sản đi làm lại nghỉ không lương, được hưởng chính sách hỗ trợ gì?

Bạn đọc hỏi: Em làm việc tại công ty ở Đức Hoà – Tỉnh Long An. Tham gia BHXH được 9 năm, BHTN 18 tháng. Từ 1/3/2021 đến 31/8/2021 em nghỉ và hưởng chế độ thai sản. Qua đầu tháng 9 đi làm lại thì công ty cho nhân viên nghỉ việc không hưởng lương đến 1/11/2021 đi làm lại do ảnh hưởng dịch bệnh. Vậy những chính sách hỗ trợ của nhà nước , BHXH, BHTN thì em đủ điều kiện hưởng những hỗ trợ nào? Em cảm ơn.

Tuvanbhxh trả lời.

1 – Về chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và NQ 126/NQ-CP sửa đổi, bổ sụng NQ 68.

Đối chiếu với quy định tại mục b của Nghị quyết số 126/NQ-CP sửa đổi , bổ sung Nghị quyết 68, nếu khi bạn nghỉ hưởng xong thời gian thai sản, mà bị nghỉ không lương từ 15 ngày trở lên và thuộc trong trong các nguyên nhân phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19.

Mức hưởng như sau: Nghỉ không lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.”

2 – Về nghị quyết 116/NQ-CP. Về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo phần 1 của Chương II Nghị quyết 116/NQ-CP quy định đối tượng được nhận hỗ trợ như sau:

– Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

– Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Mức hỗ trợ dựa trên cơ sở thời gian đóng BHTN như sau:

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

=> Xem toàn bộ các tư vấn liên quan đến chính sách hỗ trợ theo NQ 116

Trên đây là 02 chính sách bạn có thể được hưởng, trong các chính sách hỗ trợ người lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 do chúng tôi tư vấn. Bạn hãy đối chiếu các quy định trên với điều kiện thực tế của mình để thực hiện hỗ trợ.

Nhiều người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tư vấn, giải quyết. Hãy liên hệ với Tổng đài BHXH Việt Nam Xem số Tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam tại đây Đây là số Tổng đài chính thức, các số khác đều không phải của ngành BHXH VN.

Chia sẽ bài viết: