Bạn đọc Đào Khắc Tấn, địa chỉ mail huyentan1401@gmail.com có câu hỏi như sau: Tôi là thủy thủ đã tham gia đóng BHXH được 19 năm, giờ tôi không đi biển nữa nhưng vẫn tham gia BHXH tự nguyện, xin hỏi vậy tôi có được hưởng chế độ nghỉ hưu sớm trước tuổi hay không?
Tư vấn BHXH trả lời
Tho như bạn nêu, thì hiện nay bạn đã dừng đóng BHXH bắt buộc và chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện. Do đó việc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP về Chính sách tinh giảm biên chế của Chính phủ.
- Đóng 6 năm BHXH giờ tôi không muốn đóng nữa, tôi có được trả một lần không?
- Có 21 năm BHXH nên dừng lại hay đóng tiếp? Mức hưởng hưu thế nào?
- Có được cộng thời gian công tác trong ngành y tế từ năm 1982 đến 1990?
- Đóng trên 20 năm nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu có được nhận BHXH một lần?
- Có 14 năm đóng BHXH, nếu đóng đến 19 năm có được lãnh BHXH một lần
Đang tham gia BHXH tự nguyện có được nghỉ hưu sớm trước tuổi?
Việc nghỉ hưu trước tuổi, người lao động có thể giám định suy giảm sức khỏe. Việc này được quy định tại Điều 55 của Luật BHXH. “Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:.
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định.
Đối chiếu lại với Điều 2 thì người tham gia BHXH tự nguyện thuộc khoản 4 của Điều 2. Hay nói cách khác người tham gia BHXH tự nguyện sẽ không được giám định để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động.
Đối với trường hợp của bạn, bạn hãy tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật để hưởng hưu với tỉ lệ cao hơn. Vì lao động hiện tại với 20 năm đóng BHXH chỉ hưởng mức hưởng tương ứng 45%, sau đó mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2%.
Về thủ tục hưởng hưu khi tham gia BHXH tự nguyện.
Theo Khoản 2 Điều 108 của Luật BHXH quy định: Hồ sơ hưởng lương hưuđối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;
đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.
Chia sẽ bài viết:Nhiều người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tư vấn, giải quyết. Hãy liên hệ với Tổng đài BHXH Việt Nam Xem số Tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam tại đây Đây là số Tổng đài chính thức, các số khác đều không phải của ngành BHXH VN.