02 điểm mới trong chế độ ốm đau được áp dụng từ 01/09/2021.

Mới đây Thông tư 06/2021/TT- BLĐTBXH đã chính thức ban hành một số thông tin được sửa đổi, bổ sung một số điều từ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Trong đó thì chế độ ốm đau đã có hai “ điểm sáng” được xem là mới để cung cấp thêm quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHXH.

 chế độ ốm đau
02 thay đổi đáng lưu ý của chế độ ốm đau.

1- Mức hưởng tối đa khi nghỉ lẻ tháng của chế độ ốm đau

Theo quy định trước đây, tại điểm b Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp thời gian nghỉ ốm đau có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng cho những ngày này sẽ tính như sau:

Mức hưởng
chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn
tháng
=Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 24 ngàyxTỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)xSố ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Điểm mới trong Thông tư 06/2021

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021 đã bổ sung quy định về mức hưởng tối đa khi nghỉ ốm đau có ngày lẻ không trọn tháng như sau:

  • Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.
  • Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng của chế độ ốm đau những ngày lẻ đó được tính theo công thức nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau 01 tháng.

Trong khi đó, theo Thông tư 59 hiện đang áp dụng không quy định về mức hưởng tối đa khi nghỉ ốm đau có ngày lẻ không trọn tháng.

Ví dụ: Bà N đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021. Giả sử tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tháng 4/2021 của bà N là 8.000.000 đồng, toàn bộ thời gian chế độ ốm đau của bà N được tính bằng 75%.

– Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ ngày 29/5 đến ngày 28/7/2021).

– Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 28 ngày (từ ngày 29/7 đến ngày 25/8/2021).

– Mức hưởng chế độ ốm đau một tháng của bà N là: 8.000.000 đồng x 75% = 6.000.000 đồng.

– Mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng (28 ngày) của bà N được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng=8.000.000 đồng/ 24 ngàyx75%x28 ngày= 7.000.000 đồng

Do mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng tính theo công thức nêu trên là 7.000.000 đồng cao hơn mức hưởng chế độ ốm đau một tháng (6.000.000 đồng) nên mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng của bà N được hưởng bằng mức hưởng một tháng là 6.000.000 đồng.

Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021 của bà N là: 6.000.000 đồng x 02 tháng + 6.000.000 đồng = 18.000.000 đồng.”

2 – Tiền lương tính hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 06, mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc là như sau:

  • Khi bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động), nghỉ việc chăm con dưới 07 tuổi ốm từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên cơ sở mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trước đây, được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.

  • Nếu các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trước 01/9/2021: Mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng người lao động nghỉ ốm đau.

Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội có thể cập nhật thông tin mới nhất về quyền lợi khi không may gặp rủi ro về sức khỏe thuộc chế độ ốm đau dành cho mình.

HTML tutorial

Nhiều người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tư vấn, giải quyết. Hãy liên hệ với Tổng đài BHXH Việt Nam Xem số Tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam tại đây Đây là số Tổng đài chính thức, các số khác đều không phải của ngành BHXH VN.

Chia sẽ bài viết: