Điều kiện, thời gian, mức hưởng thai sản của lao động nữ mang thai hộ

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Thông thường, nhiều ca mang thai hộ thực hiện bằng cách cấy trứng đã thụ tinh của cặp cha mẹ vào tử cung của người mang thai hộ.

Hiên nay, mang thai hộ được hiểu dưới hai hình thức là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Pháp luật chỉ cho phép mang việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Như vậy, nếu người lao động nữ mang thai hộ thì họ được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

I. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG (khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014).  

Người lao động nữ mang thai hộ bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

II. THỜI GIAN HƯỞNG

Đối với khi khám thai (khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP):

  1. Trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Đối với khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP):

  1. Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
  2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

III. MỨC HƯỞNG (Điều 39 Luật BHXH năm 2014, khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP)

  • Trường hợp đã đóng đủ 06 tháng trước khi nghỉ khám thai: Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.
  • Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng trước khi nghỉ khám thai: Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý:

  1. Đối với khi khám thai nếu tính mức hưởng 01 ngày thì chia cho 24
  2. Đối với khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý nếu tính mức hưởng 01 ngày thì chia cho 30

Nhiều người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tư vấn, giải quyết. Hãy liên hệ với Tổng đài BHXH Việt Nam Xem số Tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam tại đây Đây là số Tổng đài chính thức, các số khác đều không phải của ngành BHXH VN.

Chia sẽ bài viết:

Hiện có 2 ý kiến cho bài viết

    1. Theo Điều 1 của Nghị quyết 93/2015/QH13 và Điểm a Điều 60 của Luật BHXH Số 58 nếu bạn đã đóng đủ 20 năm BHXH trở lên thì không nhận được BHXH 1 lần bạn nhé. Ngoại trừ theo điểm b, Điều 60 của Luật BHXH số 58 “Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”

Comments are closed.